Limit Paypal là gì?
Khi bạn tham gia kiếm tiền trên mạng hay tạo dựng kinh doanh online thu nhập ổn định thì không thể không biết đến Paypal, một cổng thanh toán trực tuyến thông dụng và uy tín mà ngày nay hầu hết các website bán hàng hóa hay dịch vụ đều lựa chọn tiêu biểu là amazon.
Mặc dù uy tín và thông dụng là vậy, nhưng cụm từ “Paypal Limit” lại như cặp song sát làm kinh hoàng những ai gặp phải. Khi tài khoản Paypal của bạn bị limit thì điều đó có nghĩa bị giới hạn, nhưng thường là không thể gửi và nhận tiền, không thể rút tiền về TK ngân hàng, không thể đóng hay xóa bỏ tài khoản và hạn chế xem những báo cáo liên quan đến Tài khoản.
Nguyên nhân Paypal Limit
Vì thế khi chơi với Paypal bạn phải hiểu và tuân thủ luật chơi của Paypal nếu muốn làm ăn giao dịch lâu dài. Dưới đây là tổng hợp về Paypal limit CliX5 tổng hợp từ chính Paypal FAQ và những tư vấn viên của Paypal.
- Bạn nhận 1 khoản tiền lớn bất thường cao hơn thu nhập trung bình thường thấy. Ví dụ bạn thu nhập năm $20,000 nhưng đùng cái bạn nhận được $8,000 từ ai đó không rõ ràng tức gia dịch mờ ám.
- Bạn bị ai đó khiếu nại lên Paypal về việc kinh doanh của bạn.
- Tài khoản có quá nhiều chargebacks, có nghĩa là bạn giao dịch thanh toán với người bán nhưng sau đó yêu cầu chage backs vì nhận không đúng hàng (hàng sai, hàng bị bể vỡ, hàng không đúng chất lượng…) vì thế bạn yêu cầu chargeback qua Paypal nhằm thu hồi lại tiền bạn đã thanh toán.
- Website của bạn có những nội dung nghi ngờ.
- Bạn vi phạm quy định của Paypal. Ví dụ mua bán ma túy, đồi trụy…và những thứ bất hợp pháp.
- Thông tin cá nhân của bạn không cập nhật hoặc cập nhật xác minh chưa đầy đủ.
- Bạn (hoặc ai đó) đăng nhập vào PayPal ở một vị trí địa lý quá cách xa so với nơi ở thường xuyên của bạn. Ví dụ tài khoản được tạo và sử dụng IP ở Việt Nam, tự dưng ngày mai có một IP US đăng nhập vào. Vì thế những ai xài VPS hay fake IP hãy coi chừng.
- Điểm tin cậy tài khỏan (credit score) của bạn thấp hoặc lịch sử giao dịch tài khoản của bạn cho thấy là mối nguy hiểm đối với khách hàng của Paypal. Ví dụ Trả tiền đến một tài khoản được cho là bất hợp pháp, nằm trong sổ đen; Nhận tiền từ các nguồn tiền đen hoặc các tài khoản vi phạm…
- Paypal phát hiện ra những hoạt động gian lận trên tài khoản của bạn. Ví dụ rửa tiền qua trao đổi tiền ở các cổng thanh toán. Tiền nhận được là do đánh cắp từ tài khoản PayPal của người khác mà có.
- Thay đổi địa chỉ cá nhân quá nhiều.
- Giao dịch quá nhiều trong ngày và giao dịch nhận gửi liền kề gây nghi nghờ. Tiền vừa nhận về chưa nóng trong tài khỏan vội chuyển đi ngay tức giao dịch gây Paypal nghi nghờ.
- Ghi nội dung mua bán trao đổi tiền tệ trên phần ghi chú (Note) tức vi phạm mục 9 ở trên.
- Lạm dụng việc nhận và gửi tiền phí bằng không (free). Khi gửi tiền nên tích vào phần “I am paying for goods or services” để chịu phí trong việc mua bán Paypal. Điều này không có nghĩa là bạn không được sử dụng mục “ I am making personal payments” mà nên hạn chế những giao dịch free kiểu này. Paypal đâu có ở không duy trì dịch vụ miễn phí cho bạn, những tài khỏan sử dụng giao dịch free kiểu này nhiều lần đương nhiên sẽ được Paypal “ưu ái” mỗi khi có đợt càn quét thẩm tra tài khoản hàng năm.
- Vân vân và vân vân….
Phòng tránh Paypal Limit tài khoản.
Như các bạn thấy có rất nhiều lý do dẫn đến Paypal limit mà nhiều khi bạn không hiểu tại sao và thậm chí nghĩ mình bị oan. Nhưng hãy đọc kỹ và thấy rằng có những nguyên nhân không hẳn từ phía bạn mà từ bên thứ 3 như khiếu nại chẳng hạn. Nếu bạn không trung thực trong giao dịch sử dụng Paypal thì tốt nhất không nên sử dụng mà chuyển qua xài Payza, STP hay Perfect Money…
Nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng Paypal và xem là tài khoản giao dịch chính thì hãy lưu ý những nguyên nhân kể trên chính là cách phòng tránh Paypal limit. Ngoài ra tham khảo những giải pháp sau.
- Khi bạn sắp nhận một khỏan tiền lớn thì alô lên Paypal cho họ biết trước một khoảng thời gian. Nói cách khác nếu bạn có kế hoạch cho việc KD sản phẩm và nhận khoản tiền lớn để đầu tư… hãy cho Paypal biết trước.
- Khi bạn đăng ký up TK Paypal nếu có mục khai báo khỏan tiền nhận hàng tháng thì tick vào mục cao nhất để khỏi vi phạm TOS của PP sau này.
- Đảm bảo rằng họ tên của bạn trên Tài khoản Paypal, Tài khỏan thẻ và Tài khoản ở ngân hàng rút về, ba cái phải khớp nhau.
- Đảm bảo rằng thông tin địa chỉ, số điện thoại trên Tài khoản Paypal, Tài khỏan thẻ và Tài khoản ở ngân hàng là một.
- Khi bạn ship hàng thì luôn đảm bảo có số tracking để mà giải thích khiếu nại sau này, tránh limit vô cớ.
- Kết nối Thẻ và Tài khoản ngân hàng với Paypal tức tài khoản đã được verify.
Thực ra cách gỡ Paypal limit tùy thuộc vào nguyên nhân bị limit chứ không có công thức chung. Tức là bạn vi phạm 1 trong những nguyên nhân đã nêu trên (nghi ngờ), và bây giờ bạn phải trưng ra bằng chứng/hay cung cấp thông tin rằng bạn đúng (chứng minh).
Nếu bạn bị limit do thiếu thông tin cá nhân thì phải cung cấp thông tin cá nhân xác thực từ CMND/Passport, Bill điện thoại, Bill internet hay điện nước… nhằm thể hiện bạn là cá nhân thực có địa chỉ rõ ràng. Những chứng từ ID này nên chụp hình (chụp hình có giá trị hơn scan) và gửi cho Paypal để gỡ limit.
Nếu bạn bị limit và yêu cầu thông tin về giao dịch thanh toán dịch vụ, nếu là cá nhân thì trong phần nội dung giao dịch cần phải chứng minh như thế nào, chẳng hạn thanh toán cho thiết kế website, thuê tư vấn hướng dẫn… thì tùy cơ ứng biến có thể giải quyết. Phần này chơi PTC thường bị, đối với thành viên là dispute còn chủ site phải chứng minh để win cái dispute đó tránh limit.
Nếu thanh tóan hàng hóa vật chất qua mua bán hàng hóa online thì phải có hóa đơn (invoice), số tracking vận chuyển khi ship hàng, hàng hóa mục nào (item) như Card mobile… nếu không có thì quay về phần dịch vụ. Bạn nên chứng minh càng nhiều chứng cứ cho bạn càng tốt và càng có cơ hội gỡ limit, mỗi lần gỡ limit thành công thì có thể coi tài khỏan của bạn tăng thêm độ tin cậy.
Ngoài ra nếu bạn không rành về Tiếng Anh và không hiểu hết quy trình gỡ limit thì nên nhờ anh em chuyên gia làm dịch vụ bên MMO4ME. Đơn giản là các bạn ở bên này va chạm nhiều có kinh nghiệm và biết rõ qui trình, đương nhiên bạn phải tốn ít phí % cho trường hợp gỡ limit thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét