1. PTC là gì ?
PTC là từ viết tắt của Paid To Click, các trang web PTC là cầu nối giữa
các nhà quảng cáo và những thành viên của trang web đó hay gọi đó là các
khách hàng tiềm năng). Các nhà quảng cáo sẽ trả cho web PTC một khoản
tiền gọi là phí quảng cáo, các trang PTC sẽ chia sẽ một phần phí quảng
cáo họ thu được từ các nhà quảng cáo cho các thành viên của trang. Việc
trả tiền này thông qua một hình thức hết sức đơn giản là mỗi lần thành
viên login vào trang PTC và click vào các quảng cáo có sẵn trên trang
web thì sẽ nhận được một khoản tiền gọi là tiền xem quảng cáo.
Để kiếm tiền, hàng ngày bạn cần phải login vào các trang PTC mà bạn đã
đăng ký là thành viên và click vào các quảng cáo có sẵn, số lượng quảng
cáo phụ thuộc vào từng trang PTC, nhưng thường không quá 15 - 20 quảng
cáo mỗi ngày. Mỗi trang web PTC đều có chế độ kiểm soát để tránh gian
lận, điều đó có nghĩa là nếu một quảng cáo bạn đã xem rồi, khi bạn login
và xem lại thì hiển nhiên bạn sẽ không nhận được tiền nữa.
Lưu ý: Mỗi lần bạn đăng ký với
một trang PTC, địa chỉ IP máy tính của bạn sẽ được lưu giữ, điều này có
nghĩa là bạn không thể đăng ký 2 tài khoản ở cùng 1 trang PTC, trên cùng
1 máy tính (ngọai trừ trường hợp trang PTC đó cho phép bạn được mở
nhiều tài khoản thành viên).
2. Kiếm tiền từ PTC được bao nhiêu?
Mỗi lần bạn nhấn vào một quảng cáo bạn sẽ nhận được từ $0.001/click tới
$0.01/click, số tiền này nếu tính đơn lẻ thì thật sự không nhiều, nhưng
hãy tưởng tượng là bạn có 30 trang PTC, mỗi trang bạn xem 5 quảng cáo,
như vậy bạn sẽ xem 150 quảng cáo mỗi ngày, vậy thụ nhập của bạn sẽ vào
khoảng 150 x $0.01 = $1,5. Để có xem hết 100 quảng cáo bạn cần khoảng
thời gian là 45 - 60 phút.
Một điều thú vị là các trang PTC đều có chính sách trả thêm cho bạn khi
bạn giới thiệu thêm thành viên tham gia đăng ký - gọi là referrals. Việc
trả thêm này không hề ảnh hưởng tới thu nhập của thành viên mới tham
gia, chính sách chi trả của các trang PTC có thể khác nhau nhưng thông
thường sẽ là bằng 1/2 thu nhập của thành viên mà bạn giới thiệu.
Ví dụ: Thành viên bạn giới thiệu kiếm được $1 mỗi ngày, thu nhập của bạn
sẽ là $0.5 mỗi ngày. Như vậy bạn càng giới thiệu được nhiều thành viên
thì thu nhập càng cao.
3. Rút tiền từ PTC như thế nào ?
Để rút được tiền ở Việt Nam, trước tiên bạn cần phải có tài khoản của
một ngân hàng tại Việt Nam, hầu hết các ngân hàng lớn ở Việt Nam hiện
nay đều có kết nối với Paypal và Payza. Khi số tiền của bạn trong tài
khoản của các trang PTC đủ để thực hiện chuyển tiền vào tài khoản của
ngân hàng trực tuyến (thường là $2 thì bạn thực hiện 1 payout). Sau khi
tiền của bạn chuyển vào tài khoản của Paypal hay Payza thì bạn sẽ thực
hiện chuyển tiền từ các ngân hàng này vào tài khoản của ngân hàng mà bạn
đã mở (ví dụ: ACB) Sau khi bạn login vào Paypal hay Payza, bạn sẽ chọn
withdraw, sau đó chọn withdraw to your bank account và theo hướng dẫn
trên web để tiếp tục thực hiện.
4. Độ tin tưởng ở các site PTC
Thực sự đây là một câu hỏi khó, hầu hết các trang PTC đều uy tín, thanh
toán cho bạn đầy đủ, tuy nhiên cũng có 1 số trang hoạt động mà không
chịu trả tiền cho bạn khi bạn click vào quảng cáo, các trang này được
gọi là Scam (lừa đảo). Hiển nhiên là những trang như vậy khi bạn tham
gia một vài lần bạn sẽ phát hiện ra. Để đánh giá mức độ uy tín của một
trang PTC, bạn có thể xem thời gian hoạt động của trang, số thành viên
và vào forum để xem nhận xét của các thành viên.
5. Referrals là gì?
Referrals (Ref) hiểu đơn giản là người được bạn giới thiệu để trở thành
thành viên của trang web PTC, mỗi khi bạn giới thiệu được 1 thành viên,
bạn có được 1 Referrals, các trang web PTC sẽ thanh toán cho bạn dựa vào
số quảng cáo mà thành viên được bạn giới thiệu click vào. Như vậy bạn
càng có nhiều Referrals, thu nhập của bạn càng cao.
Ref có 02 loại là Direct Ref và Rent Ref:
- Direct Ref là giới thiệu trực tiếp do bạn kiếm được thông qua nhiều
hình thức khác nhau như thông qua bạn bè, đăng quảng cáo trên website,
blog…
- Rent ref là giới thiệu do bạn bỏ tiền ra thuê từ trang PTC mà bạn đăng
ký. Thông thường khi tham gia PTC chủ yếu kiếm tiền từ việc thuê ref
này. Thông tin cụ thể, bạn có thể xem các bài viết khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét